Ngộ độc rượu và cách sơ cứu

  • Tin tức
  • 11:03 - 13/10/2018

Ngộ độc rượu và cách sơ cứu

Từ xưa đến nay, rượu được biết đến là một thức uống không thể thiếu trong các dịp lễ quan trong hay các cuộc gặp gỡ, hội họp. Đặc biệt, với xã hội hiện đại, việc uống rượu không chỉ là để thỏa mãn sở thích nữa mà nhiều khi người ta sử dụng rượu cho mục đích công việc như giao tiếp, gặp gỡ đối tác. Giờ đây, không chỉ có nam giới mới sử dụng rượu mà đó cũng là một thức uống yêu thích của một số nữ giới hay đơn thuần chỉ là để phục vụ cho công việc.

Việc sử dụng rượu thường xuyên mà bạn không có biện pháp giải rượu đúng cách thì rất có hại cho sức khỏe. Chưa kể đến việc nếu bạn sử dụng rượu kém chất lượng hay vì lý do sức khỏe của bản thân mà sau khi uống xong bạn bị ngộ độc.

Biểu hiện của ngộ độc rượu

Chậm nhất sau 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn Methanol, nạn nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc rượu như sau:

  • Bất tỉnh.
  • Co giật.
  • Tê, yếu chân tay hoặc một bên mặt.
  • Nói ngọng dù đã tỉnh táo.
  • Thở khò khè, yếu, nhịp thở không đều, thở chậm, có thể hít sâu và nhịp thở nhanh.
  • Ho yếu, ứ đọng đờm rãi ở miệng, họng.
  • Da, môi, móng tay tím tái, lạnh.
  • Đại tiện, tiểu tiện ra quần.
  • Rối loạn cảm nhận về màu sắc.
  • Nhìn mờ, không rõ ràng.
  • Chướng bụng, đau bụng.
  • Mệt, nôn nhiều.

Cách sơ cứu nạn nhân bị ngộ độc rượu

Khi thấy có người uống rượu có biểu hiện ngộ độc rượu, chúng ta nhanh chóng tiến hành các bước sơ cấp cứu tại chỗ cho nạn nhân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. 

  • Kêu gối cho nạn nhân nằm, đầu và vai cao hơn.
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh kèm theo hiện tượng ứ đọng đờm rãi, thở khò khè cần cho nằm nghiêng một bên và tìm cách gây nôn, xát mạnh hai bên má.
  • Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho bệnh nhân.
  • Không để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc đêm. Cách vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy. Cho ăn cháo loãng để tránh hạ đường huyết nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống.
  • Uống nhiều nước ấm để không bị mất nước. Có thể cho bệnh nhân uống các loại nước có tác dụng giải rượu nhẹ như nước gừng tươi, nước cà chua...
  • Nếu lay gọi người bệnh không tỉnh, ứ đọng đờm rãi nhiều, thở sâu, thở nhanh thậm chí co giật... hoặc có tỉnh dậy nhưng đau đầu, chóng mặt, sợ ánh sáng, vã mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái, mờ hoặc mất hẳn thị lực... cần giữ bệnh nhân ở tư thế cao đầu, nằm nghiêng an toàn và nhanh chóng gọi xe cấp cứu chuyển bệnh nhân tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện.
  • Không cho nạn nhân uống thuốc giải độc rượu, các loại thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, hạ sốt... 

Nếu sau khi sơ cứu, tình trạng bệnh nhân vẫn không được cải thiện thì nên đưa ngay bênh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Để tránh trường hợp ngộ độc rượu xảy ra thì bạn có thể uống 1-2 gói nước bổ gan, giải rượu HOVENIA BIOK trước hoặc sau khi uống rượu. Nước bổ gan, giải rượu Hovenia BIOK ngoài tác dụng giúp giải rượu nhanh còn rất tốt cho gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Ngày uống 1-2 gói, uống liên tục trong 3-6 tháng để đạt hiệu quả cao, cải thiện sức khỏe và các bệnh lý về gan.